KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG |
|||||||||||||||
|
|||||||||||||||
|
|
1. TỔNG QUAN
Khoa Kỹ thuật Xây dựng là một trong các khoa lớn và lâu đời nhất, phát triển cùng với lịch sử hình thành của trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân Khoa Kỹ thuật Xây dựng bắt nguồn từ trường Cao đẳng Công chánh được thành lập năm 1911 tại Hà Nội. Đến năm 1957, Khoa được chuyển về Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ và sau này là trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM và tồn tại cho đến nay. Đây là cơ sở duy nhất đào tạo kỹ sư và cán sự công chánh tại miền Nam lúc bấy giờ. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Kỹ thuật Xây dựng hiện đã có 12 Bộ môn, 1 PTN trực thuộc khoa và 8 PTN trực thuộc các bộ môn phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Mục tiêu của Khoa Kỹ thuật Xây dựng là tạo ra bước phát triển đáng kể về giá trị và đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động giáo dục đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong môi trường sáng tạo và chuyên nghiệp. Hiện nay với khoảng 160 thầy cô (trong đó có hơn 30 Phó Giáo sư, 46 Tiến sĩ) và hơn 5000 sinh viên, Khoa Kỹ thuật Xây dựng có số lượng thầy cô, sinh viên và qui mô đào tạo từ đại học đến tiến sĩ , công tác nghiên cứu khoa học với chuyển giao công nghệ lớn nhất trường. Cán bộ và sinh viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng luôn phát huy vai trò đi đầu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xây dựng, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, góp phần hiệu quả vào việc phát triển đất nước ngày càng phồn vinh.
Với vai trò là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao ở khu vực phía Nam, Khoa Kỹ thuật Xây dựng cung cấp các chương trình đào tạo hiện đại và theo sát thực tiễn nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để trở thành những chuyên gia đầu ngành và các nhà lãnh đạo trong tương lai. Khoa đã phụ trách đào tạo 8 ngành từ bậc đại học, thạc sỹ đến tiến sỹ trong lĩnh vực Xây dựng gồm: Kỹ thuật Công trình Xây dựng
· Kỹ thuật Công trình Xây dựng
· Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông
· Kỹ thuật Xây dựng Công trình biển
· Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy
· Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng
· Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng
· Kỹ thuật Trắc địa Bản đồ
· Kiến trúc
Bên cạnh chương trình đào tạo chính quy này, Khoa Kỹ thuật Xây dựng cũng cung cấp thêm nhiều cơ hội học tập cho nhiều đối tượng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh như:
· Hệ Bằng 2
· Chương trình Kỹ sư tài năng
· Chương trình Chất lượng cao được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh
· Chương trình kỹ sư Chất lượng cao tại Việt Nam (PFIEV) - Xây dựng và hiệu quả năng lượng
· Chương trình Liên kết quốc tế
· Hệ Vừa làm vừa học (VLVH)
Nhìn chung, chương trình đào tạo của các hệ là như nhau chỉ trừ những yêu cầu riêng (cao hơn) cho những chương trình Liên kết quốc tế, Chất lượng cao hay Kỹ sư tài năng. Các chương trình đào tạo của Khoa Kỹ thuật Xây dựng đã được xây dựng theo phương pháp tiếp cận CDIO và được áp dụng kể từ năm 2014. Trong đó, chương trình Kỹ thuật Công trình Xây dựng và Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông đạt chuẩn kiểm định AUN-QA.
Những năm học tập ở Đại học Bách khoa nói chung và Khoa Kỹ thuật Xây dựng nói riêng, các em sinh viên được hoà nhập vào môi trường đích thực của cộng đồng những kỹ sư xây dựng tương lai. Môi trường học tập này luôn tạo cơ hội và điều kiện tốt để các em rèn luyện ý chí và nghị lực, phát huy tài năng của mình để đạt được những kết quả như mong muốn. Nhiều em phấn đấu đạt giải thưởng trong các kỳ thi Olympic Cơ học, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học, danh hiệu sinh viên giỏi, xuất sắc, sinh viên 5 tốt... Các em tham gia nghiên cứu khoa học và báo cáo tại các hội nghị khoa học dành cho sinh viên. Bên cạnh đó các em còn tích cực tham gia các hoạt động của đoàn viên - sinh viên, các hoạt động xã hội giúp ích cho cộng đồng thông qua các chiến dịch tình nguyện như: mùa hè xanh, xuân tình nguyện, công tác đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động giúp đỡ những em thiếu nhi và các cụ già có hoàn cảnh khó khan, v.v…
2. LỊCH SỬ
Khoa Kỹ thuật Xây dựng bắt nguồn từ trường Cao đẳng Công chánh được thành lập năm 1911 tại Hà Nội. Trường này hoạt động liên tục đến năm 1945 thì tạm ngừng và đến năm 1947 được tái lập tại Sài Gòn. Năm 1957, Trường được chuyển về Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ (khuôn viên Đại học Bách – ĐHQG TP.HCM hiện nay). Đây là cơ sở duy nhất đào tạo kỹ sư và cán sự công chánh tại miền Nam lúc bấy giờ.
Sau ngày thống nhất đất nước tháng 04/1975, Trường Cao đẳng Công chánh trở thành Khoa Kỹ thuật Xây dựng của trường Đại học Bách khoa, tíếp tục giữ vững truyền thống đào tạo và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực của ngành Xây dựng. Ngày 28/04/2005, Khoa được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 của Chính phủ.
3. SỨ MẠNG
Là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây dựng, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt ở các tỉnh thành phía Nam, từng bước vươn tới trình độ khu vực Đông Nam Á và thế giới.
4. VIỄN CẢNH
a) Là nơi quy tụ các chuyên gia, giảng viên có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, sự tận tâm yêu nghề và giải quyết được các vấn đề cấp thiết của xã hội trong lĩnh vực Xây dựng;
b) Là nơi đào tạo ra các Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Kiến trúc sư chất lượng cao biết nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn đáp ứng được sự đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp và đất nước;
c) Là nơi thu hút các Sinh viên hàng đầu của Việt Nam và khu vực đến học tập và nghiên cứu khoa học;
d) Là nơi tiên phong trong công nghệ mới thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy và định hướng phát triển KHCN của TP. HCM và khu vực phía Nam;
e) Có nhiều chương trình hợp tác quốc tế hiệu quả, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới;
f) Có môi trường làm việc và học tập đạt chuẩn mực quốc tế. Hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên và sinh viên phát huy tiềm năng của mình.
5. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
Tạo ra bước phát triển đáng kể về giá trị và đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động giáo dục đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong môi trường sáng tạo và chuyên nghiệp.
6. HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ CƠ BẢN
Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường Đại học Bách Khoa hướng tới các giá trị cơ bản để đáp ứng sứ mạng của nhà trường và khoa:
· Năng lực và tâm huyết của đội ngũ quản lý, giảng viên và sinh viên
· Môi trường sáng tạo và đổi mới
· Chất lượng xuất sắc
· Trách nhiệm xã hội cao
7. ĐÀO TẠO
Hiện nay khoa Kỹ thuật Xây dựng có số lượng và qui mô đào tạo lớn nhất trường với:
· Hơn 3500 Sinh viên chính quy
· Hơn 1500 Sinh viên không chính quy và Bằng 2
· Hơn 550 Học viên Cao học và Nghiên cứu sinh
Các chương trình đào tạo Đại học chính quy hiện nay:
STT |
Tên ngành tuyển sinh |
Mã ngành |
Chỉ tiêu |
Tuyển sinh |
Tổ hợp xét tuyển |
1 |
Nhóm ngành: - Kỹ thuật Xây dựng - Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông - Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy - Kỹ thuật Xây dựng công trình biển - Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng - Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng - Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ |
115 |
690 |
Theo nhóm ngành |
A00 A01 |
2 |
Kiến trúc |
117 |
75 |
Riêng theo ngành |
A01 C01 |
3 |
Chương trình kỹ sư tài năng |
|
Xét theo đơn nộp |
Đăng ký tham gia chương trình này sau khi phân ngành đào tạo của khoa KTXD. |
|
4 |
Chương trình PFIEV Xây dựng và hiệu quả năng lương |
|
Xét theo đơn nộp |
Đăng ký vào học ngành này sau khi trúng tuyển vào một trong các ngành đào tạo của khoa KTXD |
|
5 |
Chương trình kỹ thuật Xây dựng tang cường tiếng Nhật. Hợp tác với Đại học Kanazawa (Japan) 2 năm học tại Việt Nam + 2 năm học tại Nhật. |
|
Xét theo đơn nộp |
Đăng ký vào học ngành này sau khi trúng tuyển vào một trong các ngành đào tạo của khoa KTXD |
Các chương trình đào tạo Thạc sỹ (gồm 10 ngành):
· Kỹ thuật Xây dựng
· Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông
· Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy
· Kỹ thuật Xây dựng công trình ngầm
· Kỹ thuật tài nguyên nước
· Quản lý Xây dựng
· Kỹ thuật công trình biển
· Địa kỹ thuật Xây dựng
· Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ
· Bản đồ - Viễn thám – GIS
Các chương trình đào tạo Tiến sỹ (gồm 9 ngành):
· Kỹ thuật Xây dựng
· Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông
· Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy
· Kỹ thuật Xây dựng công trình ngầm
· Kỹ thuật tài nguyên nước
· Quản lý xây dựng
· Địa kỹ thuật Xây dựng
· Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ
· Bản đồ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
Với lực lượng cán bộ giảng dạy kinh nghiệm và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm đầy đủ, hằng năm khoa Kỹ thuật Xây dựng đã thực hiện nhiều đề tài NCKH cấp trường, cấp ĐHQG, cấp Nhà nước. Đồng thời khoa Kỹ thuật Xây dựng cũng ký kết nhiều hợp đồng tính toán, thiết kế, giám định với các công ty Xây dựng bên ngoài.
Ngoài ra khoa Kỹ thuật Xây dựng có mối quan hệ hợp tác nghiên cứu, trao đổi cán bộ giảng dạy, sinh viên với nhiều trường Đại học và viện nghiên cứu quốc tế như: ĐH Lìge – Bỉ, ĐH Hosei – Nhật, ĐHBK Toulouse (INPT, Pháp), ĐHBK Grenoble (INPT, Pháp), Viện kỹ thuật Châu Á (AIT, Thái Lan), …
CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA – NHIỆM KỲ 2018 - 2022
- BAN CHỦ NHIỆM KHOA
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||